Vẹo cột sống có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Tại Việt Nam, vẹo cột sống là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng các bậc phụ huynh lại chậm trễ trong việc nhận biết bệnh.
Có nhiều trường hơp năng khi được đưa đến bác sĩ thăm khám, cột sống của trẻ đã bị vẹo đến trên 100 độ, gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng tim, phổi. Nếu không điều trị sớm từ khi bệnh mới bắt đầu khởi phát, sẽ rất khó điều trị dứt điểm và thời gian chữa bệnh sẽ càng kéo dài thêm.
Như chúng ta đã biết, cột sống là bộ phận đặc biệt quan trọng của con người. Nó đóng vai trò như bộ khung nâng đỡ cơ thể, giúp con người có dáng đứng thẳng, bảo vệ tủy sống và những cơ quan nội tạng bên trong. Cong vẹo cột sống xuất hiện ở bé sơ sinh và trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do bẩm sinh và các bệnh lý liên quan đến tùy sống hay thần kinh cơ, do tập ngồi hay tập đi quá sớm hoặc tư thế trong học tập và làm việc không đúng. Trong đó có đến 75% trường hợp dị tật cột sống không rõ nguyên nhân
Cách phát hiện sớm bệnh vẹo cột sống:
Đối với trẻ khỏe mạnh bình thường, khi nhìn từ cổ xuống lưng và thắt lưng, bạn sẽ thấy cột sống thẳng hàng. Đồng thời khi nhìn ngang, cột sống hơi cong ở lưng và có độ ưỡn ở thắt lưng.
Tuy nhiên đối với trẻ bị vẹo cột sống, quan sát phía sau khi trẻ đứng thẳng sẽ thấy vai xệ một bên, lồng ngực nhô lên một bên, trong một số trường hợp vùng hông – thắt lưng nhô phía bên kia, cột sống lệch sang một bên, xương chậu và háng cao hơn bên kia. Khi cho trẻ cúi thắt lưng, nhìn từ phía sau bạn sẽ thấy rõ lồng ngực hay hông thắt lưng nhô lên về một phía.
Dấu hiệu nhận biết và biến chứng bệnh cong vẹo cột sống
Tùy từng mức độ nặng nhẹ của bệnh cong vẹo cột sống mà các biến chứng có thể khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết bệnh vẹo cột sống:
Vẹo độ 1: cột sống đã lệch nhưng khó phát hiện bằng mắt thường. Ở cấp độ này chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Vẹo độ 2: nhìn từ phía sau đã thấy hình dáng cong vẹo cột sống, thấy được gù xương sườn do đốt sống bị xoáy vặn. Ở cấp độ này, đã có ảnh hưởng nhẹ đến chức năng hô hấp.
Vẹo độ 3: đây là giai đoạn các dấu hiệu vẹo cột sống đã rõ ràng, có thể thấy rõ cột sống người bệnh bị vẹo sang một bên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp, làm biến dạng khung chậu, khớp háng, gây trở ngại cho việc sinh con sau này ở nữ giới.
Trong các trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đau do bắp thịt bị kéo căng, xương ngực bị biến dạng gây suy hô hấp mãn tính, tim phổi bị xê dịch vị trí, xương chậu bị quay lệch, chèn ép các cơ quan trong ổ bụng.
Chữa trị vẹo cột sống rất phức tạp và đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân, tùy thuộc vào mức độ cong vẹo và sự phát triển của cột sống mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Vì vậy các bậc phụ huynh nên thường xuyên để ý cột sống của trẻ, hướng dẫn tư thế đúng khi trẻ ngồi học, nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và can thiệp kịp thời.
Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.
►Xem thêm: Cơn đau cổ tay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét