Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Đau bả vai

Em năm nay 21 tuổi, hiện đang là sinh viên. Hai năm trước em có bị nhức mỏi ở hai bên vai gần với cột sống. Đặc biệt là lúc tỉnh giấc sau khi ngủ buổi tối, nhưng đau không thường xuyên. Gần đây khoảng 2 tháng thì tình trạng càng tệ hơn là đau cả cột sống, đau thắt và nhất là không trở mình được và nằm ở tư thế nào cũng đau. Cũng như trước, chỉ đau vào lúc tỉnh giấc vào buổi sang. Thời gian ngủ càng lâu thì càng đau nặng hơn. Xin bác sĩ có thể vui lòng cho biết em đang bị bệnh gì không a? Em xin chân thành cảm ơn! (Tran Nguyen Thai Vu)


Trả lời:

Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay là chứng bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó là sự rối loạn các thành phần của đường cảm giác ở tủy sống cổ, do quá trình bị thương tổn, bị kích thích đồng thời có ảnh hưởng tới tâm lý…

Xử trí chứng bệnh này có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Do vậy người bệnh cần đến khám và điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Biểu hiện của chứng đau gáy, bả vai, cánh tay


Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Cơn đau có thể từ vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu - cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên, sau một thời gian người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau - đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, XI, X, XI...

Đặc điểm của vùng gáy cổ là các rễ thần kinh như rễ tủy cổ, rễ sau (có vai trò cảm giác) và rễ trước (có vai trò vận động) hợp thành một dây thần kinh tủy cổ đi ra chi phối khoanh cơ thể qua lỗ tiếp hợp. Do đặc điểm ở đoạn tủy cổ, đốt sống cổ và đốt tủy cổ chênh nhau một đốt nên cần chú ý đánh giá lâm sàng giữa khoanh cơ thể và khoanh đốt sống nhất là các cơn đau (đau từ đốt sống hay từ lỗ tiếp hợp). Màng cứng của tủy theo rễ thần kinh ra tới lỗ tiếp hợp nên có những viêm nhiễm khu trú ảnh hưởng và gây ra chứng bệnh này.


Nguyên nhân đau nhức mỏi ở bả vai:


Có nhiều nguyên nhân gây ra đau vùng gáy, bả vai, cánh tay. Do vậy cần chú ý những yếu tố sau:

- Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay thường gặp nhất là do tổn thương hay thoái hóa đốt sống cổ, do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ... Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhiều ở độ tuổi 40 - 50. Thoái hóa đốt sống cổ nhất là ở lỗ tiếp hợp sẽ gây kích thích dây thần kinh tủy, và lúc đó sẽ gây kích thích đau theo khu vực chi phối của dây thần kinh: Gáy - bả vai - cánh tay. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi đĩa đệm bị thoái hóa, mất nước nên dần bị phình và thoát vị. Cả 2 bệnh đều gây ra hiện tượng chèn ép dây thần kinh khu vực cổ vai gáy dẫn tới đau, nhức.

- Đau vùng cổ vai gáy cùng có thể do việc vận động sai tư thế hoặc duy trì 1 tư thế quá lâu. Trường hợp này gặp nhiều ở những người làm việc văn phòng, công nhân, lái xe hay học sinh - sinh viên. Việc giữ nguyên 1 tư thế quá lâu sẽ khiến cho cơ vùng cổ vai gáy bị căng cứng, máu lưu thông kém và dẫn tới hiện tượng đau mỏi. Đau thắt lưng http://coxuongkhoppcc.com/dau-that-lung.html

- Đau vùng cổ vai gáy cũng là hiện tượng thường gặp do cơ thể bị nhiễm phong hàn (nhiễm lạnh), thường thấy nhất ở các nhân viên văn phòng phải ngồi trong phòng điều hòa nhiều, phòng có nhiệt độ quá lạnh.

- Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay còn là triệu chứng của ép rễ và ép tủy cổ: Cần phân tích giai đoạn ép rễ (gây đau) và ép tủy (gây liệt các đường dẫn truyền vận động và cảm giác). Do đặc điểm cấu tạo chức năng của tủy sống cổ nên giai đoạn ép rễ (gây đau nhất là đau gáy, bả vai, cánh tay) thường kéo dài, nên dễ bị bỏ qua khi phân định với ép tủy cổ. Có nhiều nguyên nhân gây ép tủy cổ như u tủy cổ, viêm màng nhện tủy cổ, lao...

- Dấu hiệu đặc biệt của u hố sau: Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, những người trẻ tuổi. Người bệnh có những cơn nhức đầu dữ dội, cơn đau nhức lan từ vùng chẩm phía sau đầu lan xuống gáy, khiến cho người bệnh có cảm giác cứng gáy, rơi vào tư thế “sái cổ”. Ngoài ra nhiều người còn có hội chứng tăng áp lực trong sọ và dấu hiệu thần kinh khu trú. Nếu có những dấu hiệu này cần đi khám nay để kịp thời được phẫu thuật.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp với biểu hiện khá đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác. Khi có các dấu hiệu lâm sàng nêu trên, người bệnh cần tới khám bác sĩ chuyên khoa khớp càng sớm càng tốt.


Giảm cân: Việc giảm cân nặng cơ thể sẽ giúp ích cho bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp nếu có hiện tượng quá cân, giảm cân giúp giảm áp lực cơ thể lên các khớp ở chân, giảm sự phá hủy khớp, giúp giảm đau và giảm cứng khớp.

Glucose: Ăn đầy đủ các thức ăn giàu chất bột như cơm, mì, khoai củ để không bị thiếu dinh dưỡng. Nếu bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp đang được dùng các loại thuốc có corticoid (cortison, prednisolon, medexa…), cần tránh các thức ăn có nhiều đường như bánh ngọt, chè…

Protein: Dùng 50g thịt, 100g đậu đỗ mỗi ngày. Có thể ăn 3-4 quả trứng/tuần (người có cholesterol máu cao cần giảm xuống 1-2 quả /tuần). Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt cá, trứng, sữa, nghêu sò, tào phớ và đậu các loại… đều có lợi cho sức khỏe. Chú ý chỉ ăn thịt nạc bỏ da, không ăn phủ tạng. Nên thay bớt đạm động vật bằng đạm thực vật. Cần tăng cường uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng, rất tốt cho người bệnh khớp.

Lipid: Một số nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Những thức ăn chứa lượng cao chất béo bão hòa là các sản phẩm động vật: thịt lợn hun khói, thịt bò, bơ… có thể làm tăng prostaglandin. Prostaglandin là chất gây ra viêm, đau, sưng và phá hủy khớp ở những người Viêm khớp dạng thấp. Một số người bệnh khi dùng chế độ ăn chay sẽ giảm được triệu chứng đau và cứng khớp.Bệnh nhân cũng không nên dùng quá 20 g dầu thực vật mỗi ngày. Nên sử dụng dầu lạc, dầu vừng…

Acid béo hệ Omega-3 có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch, giảm phản ứng trong viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ… Một số công trình nghiên cứu khi cho bệnh nhân dùng những liều dầu cá từ 2-4g, thậm chí 5g/ngày, đã cho thấy: khớp bớt cứng và ít đau hơn.

Vitamin và khoáng chất


Người ta cũng đã chứng minh các thức ăn chứa vitamin E (đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, …) có tác dụng giảm đau chống viêm.



Còn beta-carotene (tiền Vitamin A) có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí rợ, rau xanh… và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ cũng có công dụng tương tự.

Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương khớp. Nếu người bệnh Viêm khớp dạng thấp có dùng corticoide thì cần thiết phải bổ sung canxi và vitamin D giúp củng cố xương. Nên ăn hoặc uống các chất có nhiều canxi như sữa và các sản phẩm của sữa (pho mát, sữa tươi, chua…) và nên ăn thức ăn giàu kali (chuối tiêu, rau cải, quả khô…).



Acid folic là một vitamin B trong thức ăn và cũng có thể bổ sung từ ngoài. Khi bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp điều trị bằng methotrexate thì phải bổ sung acid folic để tạo tế bào hồng cầu. Bổ sung acid folic còn giúp giảm triệu chứng đau và phản ứng viêm cũng như tác dụng phụ của thuốc.

Rau xanh và chất xơ: Những chuyên gia dinh dưỡng cho biết những loại rau xanh và ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài chứa rất nhiều chất xơ, sinh tố và khoáng chất có tính năng giải độc, chống béo phì và tăng cường sức đề kháng, những yếu tố hữu ích cho việc điều trị và phục hồi sức khoẻ trong bệnh thấp khớp.

Luyện tập


Người bệnh cần thường xuyên đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội theo khả năng của mình. Nếu tập được thể thao thì vẫn nên tiếp tục. Tuyệt đối không được tác động cột sống khi đau cổ vì các tổn thương cột sống có thể nặng lên sau khi làm thủ thuật này và có các biến chứng là tai biến mạch máu não, di chứng thần kinh không phục hồi được.

Nếu đau xuất hiện mỗi khi vận động thì không nên nản chí. Người bệnh chỉ cần mang dụng cụ giúp đỡ và thay đổi một số động tác là có thể tiếp tục hoạt động được. Các bài tập thể dục cho bàn tay giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay và ngón tay. Các bài tập cho chân giúp cho đứng vững và đi lại tốt hơn. Bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực đầy đủ và tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày, nhưng cần tránh các hoạt động không cần thiết.

Điều trị bằng thuốc


Mục đích điều trị:

Kiểm soát quá trình miễn dịch và quá trình viêm khớp. Phòng ngừa hủy khớp, bảo vệ chức năng khớp. Tránh các các biến chứng của bệnh và của các thuốc điều trị.

Nguyên tắc điều trị thuốc:

Kết hợp nhiều nhóm thuốc:

Thuốc điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp: thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau. Chỉ định dùng corticoid trong đợt tiến triển của bệnh khi chờ đợi thuốc điều trị cơ bản có hiệu quả, hoặc bệnh nhân đã phụ thuộc corticoid. Chỉ định của thuốc kháng viêm không steroid ở giai đoạn viêm khớp mức độ vừa phải, hoặc thay thế corticoid.

Các thuốc giảm đau: Chỉ định theo sơ đồ bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới. Các thuốc thường được dùng là Paracetamol, hoặc các chế phẩm kết hợp khác. Trong trường hợp có tổn thương tế bào gan, suy gan có thể dùng Floctafenin (Idarac).

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Xem thêm: Bệnh Gút (Gout)

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Bị Gout nên ăn gì?

Bệnh Gút (Gout) là một dạng viêm khớp thường gây ra những cơn đau rất khó chịu cho người bệnh. Bệnh gút thường gặp ở những nam giới có độ tuổi từ 40 - 50 và xuất phát từ thói quen ăn uống phản khoa học. Vậy những người bị bệnh gút (gout) nên ăn gì và kiêng gì?  


Bị bệnh gút (gout) nên ăn gì và kiêng gì?

Bị bệnh gút (gout) nên ăn gì?


● Các nhóm thực phẩm có nhiều chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua… có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa và hấp thụ chất đạm của cơ thể, giảm thoái hoái biến đạm để tăng sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

● Các nhóm thực phẩm có hàm lượng purin thấp như các loại hạt, ngũ cốc, rau củ - quả tươi, bơ, trứng, sữa…



Đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút:

● Nước lọc: Người bị bệnh gout nên nên uống nhiều nước lọc để tăng cường thải axit Uric qua nước tiểu. Khuyến cáo nên uống tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước lọc mỗi ngày. Hạn chế uống nhiều nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.

● Nước uống không gaz: Uống nhiều nước khoáng không gaz có độ kiềm cao sẽ hạn chế sự kết tủa urat tại ống thận, giảm nguy cơ sỏi thận và tăng bài tiết axid Uric ra khỏi cơ thể.

● Nước chanh: Trong chanh chứa nhiều Vitamin C có tác dụng giảm hàm lượng axit uric trong cơ thể, ngăn ngừa các cơn đau cấp tính của gout. Ngoài ra, nước chanh thúc đẩy sự hình thành canxi cacbonat ­ trung hòa axit uric, giảm các triệu chứng của bệnh.

● Sữa ít chất béo: Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người uống từ 1 tới 5 cốc sữa ít béo mỗi ngày sẽ giảm được 43% thì nguy cơ mắc bệnh gout.

● Cà phê: Một nghiên cứu về ảnh hưởng của café đến bệnh gout được đăng tải trên tạp chí Arthritis & Rheumatism năm 2007 cho thấy bệnh gút giảm 40%  ở những người dùng từ 4 ­ 5 cốc cà phê/ngày, gần 59% với người dùng 6 tách cà phê mỗi ngày. Số người tham gia cuộc nghiên cứu này khoảng hơn 43.000 người. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên không nên thử nghiệm cách này vì uống nhiều café có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tê chân tay khi ngồi http://coxuongkhoppcc.com/te-tay-chan-khi-ngoi.html 

● Nước ép dứa: Người bị gút nên dùng nước ép dứa mỗi ngày để giảm đau, giảm sưng và ngăn chặn cơn viêm khớp cấp nhờ đường, axit hữu cơ và khoáng chất tốt có trong dứa. Tuy nhiên những người bị đau dạ dày không nên dùng quá nhiều nước ép dứa để trị bệnh gút vì sẽ gây ra các kích ứng đường tiêu hóa.

● Nước ép anh đào: Đây là một lựa chọn khá tốt vì những chất có trong quả anh đào có thể giúp chống sưng, giảm viêm, đào thải các chất độc trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả.

Người bị bệnh gút không nên ăn gì?


Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu Purin như: hải sản, các loại thịt có màu đỏ như dê, trâu, bò, ngựa…

● Không ăn lục phủ ngũ tạng của động vật như lòng, gan, thận, lưỡi, óc…

● Kiêng ăn các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn, cút lộn…

● Không ăn các loại thực phẩm như măng, nấm, giá, bạc hà… vì chúng sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.


● Giảm bớt các thực phẩm giàu đạm thực vật như đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh… hay các chế phẩm từ đậu nành như tào phớ, đậu phụ, sữa đậu nành …

● Không ăn khuya để giảm tải cho gan, thận.

● Không ăn các thực phẩm giàu chất béo như thức ăn chiên, mỡ, da động vật, mì tôm, thức ăn nhanh.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Xem thêm: Bệnh xương hóa đá

Xương hóa đá

Bệnh xương hóa đá là một loại bệnh xương hiếm gặp, có tính chất di truyền và đặc trưng bởi sự gia tăng mật độ xương trên X-quang.


Bệnh xương đá ở trẻ sơ sinh là một bệnh có liên quan đến sự bất thường của gien có thể gây nên:
Gẫy xương
Thấp lùn
Nhiễm trùng tái diễn
Mất thính giác
Các vấn đề về thị giác
Căn bệnh này còn có những cái tên khác như là bệnh xương đá khởi phát sớm và bệnh xương đá ác tính ở trẻ sơ sinh.

Đây là một bệnh lý tương đối hiếm và có ảnh hưởng đến khoảng 1/200.000 người. Bệnh xương đá được chia làm vài dạng khác nhau tùy theo giai đoạn khởi phát: trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên và người trưởng thành. Nói chung, bệnh xương đá ở trẻ sơ sinh là dạng nguy hiểm nhất còn ở người trưởng thành bệnh thường diễn biến ít nghiêm trọng hơn.


Ảnh hưởng của bệnh xương đá đối với cơ thể


Các vấn đề về xương và răng:

Xương đá là một bệnh lý gây rối loạn sự phát triển của xương, trong đó xương sẽ trở nên dày hơn. Bình thường, chỉ một số vị trí nhỏ của xương sẽ được mài mòn đi dưới tác động của một loại tế bào đặc biệt gọi là hủy cốt bào (osteoclast), và lại được hình thành bằng bởi các nguyên bào tạo xương (osteoblast). Quá trình này gọi là sự xây dựng lại cấu trúc xương và có vai trò duy trì một khung xương chắc khỏe.

Ở bệnh nhân bị mắc bệnh xương đá, các hủy cốt bào không thể hoạt động bình thường dẫn đến sự mất cân bằng giữa hai quá trình hủy xương và tạo xương. Hậu quả là xương sẽ trở nên dầy và yếu và có thể gây ra:

Gẫy xương
Xương kém phát triển dẫn đến chứng thấp lùn
Xương sọ trở nên dầy hơn, chậm mọc răng
Kích thước đầu lớn hơn bình thường

Các vấn đề về tủy xương và tế bào máu:

Tủy xương nằm bên trong xương có chức năng tạo thành các tế bào máu mới. Đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh xương đá, do các tế bào hủy xương không thể thực hiện chức năng vốn có, khoảng không gian trong xương chứa tủy xương sẽ bị hẹp lại hoặc thậm chí không có. Hậu quả là các tế bào máu mới sẽ không được hình thành dẫn đến:

Thiếu máu do số lượng hồng cầu giảm. Các triệu chứng bao gồm da xanh tái, mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Dễ bị xuất huyết do số lượng tiểu cầu giảm.
Dễ bị nhiễm trùng do số lượng bạch cầu giảm.

Các vấn đề gặp phải do chứng dày xương sọ:

Trẻ sơ sinh mắc chứng dày xương sọ do bệnh lý xương đá sẽ dễ gặp phải:
Hiện tượng nén ép một số dây thần kinh, gây nên một số vấn đề về thị giác và yếu cơ mặt
Hẹp xoang mũi gây nghẹt mũi mãn tính
Dầy xương tai cũng có thể gây đè nén dây thần kinh dẫn tới điếc.

Mức nồng độ canxi và hormon tuyến giáp:

Trẻ sơ sinh bị mắc bệnh xương đá sẽ có nồng độ canxi và hormon tuyến giáp trong máu thấp hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến tình trạng dễ bị kích thích và co giật nếu không được điều trị. Co giật thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng xương đá ở trẻ sơ sinh.

Tuổi thọ:

Nếu bị mắc chứng suy tủy xương và nhiễm trùng tái diễn, một số trẻ bị mắc bệnh xương đá có thể tử vong trước năm 2 tuổi. Nếu không được điều trị, hầu hết trẻ bị xương đá thường chỉ sống được đến năm 10 tuổi. Cấy ghép tế bào gốc máu được coi là phương pháp điều trị đầy hứa hẹn để kéo dài sự sống cho trẻ.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Xem thêm: Nhức mỏi chân tay

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Nhức mỏi chân tay khi thức dậy

Một bệnh khá phổ biến hiện nay ở nước ta đó là nhức mỏi chân tay, có thể nói căn bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường bắt gặp ở những người ít vận động chân tay hoặc có vấn đề về bệnh lý, xương khớp. 


Nhức mỏi, tê bì chân tay là do rối loạn ở các cơ bắp, mô mềm xung quanh dây chằng và gân từ đó khiến dây thần kinh bị tổn thương gây ra cảm giác tê và đau buốt.

Triệu chứng của bệnh nhức mỏi chân tay


Bệnh nhức mỏi chân tay thường hay xuất hiện vào thời điểm cuối ngày, vào ban đêm hoặc sáng ngủ dậy. Chân tay tê bì, nhức mỏi khiến cho bạn có cảm giác rất mệt, uể oải.

Tình trạng nhức mỏi tay chân thường gặp ở những người ít vận động, người cao tuổi và người có vấn đề liên quan đến xương khớp.

Đừng chủ quan khi bạn gặp tình trạng nhức mỏi chân tay thường xuyên và kéo dài dai dẳng, bởi nếu để lâu mà không thăm khám, chứng bệnh đau nhức chân tay sẽ khiến cho cơ thể của bạn mệt mỏi, suy kiệt, buồn chán, dẫn đến ăn uống kém, ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ…
nhức mỏi chân tay

Bệnh nhức mỏi chân tay thường hay xuất hiện vào thời điểm cuối ngày, vào ban đêm hoặc sáng ngủ dậy

Nguyên nhân gây nên bệnh nhức mỏi chân tay


– Cơ thể thiếu canxi trong xương, thiếu vitamin D: Thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, thường xuyên đau nhức mỏi chân tay, móng tay, chân dễ gãy, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, thiếu sinh khí


– Suy tĩnh mạch dẫn đến nhức mỏi chân tay: Người mắc bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, tiểu đường, các bệnh về cơ xương khớp như thấp khớp, thoái hóa, viêm khớp, ung thư xương…… sẽ thường bị suy tĩnh mạch. Trong đó, suy tĩnh mạch là một hiện tượng mà các tĩnh mạch chèn ép các dây thần kinh và mạch máu khiến cho giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ, khớp nên hay có cảm giác tay chân bị nhức mỏi.

– Chấn thương xương khớp, tụ máu do vết thương cũng khiến cho xương khớp tay chân bị ảnh hưởng, gây đau nhức.

– Các bệnh lý khác như tiểu đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, viêm đa rễ thần kinh, các bệnh về gan, thận…

– Do các yếu tố bên ngoài tác động như: Làm quá nhiều công việc nặng, nằm hoặc ngồi lâu sai tư thế, tập luyện thể dục quá sức, hoặc vận động các cơ khớp không kỹ trước khi luyện tập, lười vận động… cũng là nguyên nhân gây nên nhức mỏi chân tay. Căng cơ vai gáy http://coxuongkhoppcc.com/cang-co-vai-gay.html 

– Đau mỏi chân do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh liều cao

– Thừa cân, béo phì: Khi quá béo, trọng lượng nặng của cơ thể sẽ dồn lên các khớp chân khiến cho các khớp có thể bị tổn thương, gây nhức mỏi, tê bì, đau đớn.

– Cơ thể bị nhiễm độc do sống trong môi trường ô nhiễm

Hỗ trợ điều trị bệnh nhức mỏi chân tay


Khi gặp triệu chứng nhức mỏi chân tay kéo dài và thường xuyên, gây khó chịu cho sức khỏe và tinh thần, người bệnh nên đến ngay các cơ sở ý tế và bệnh viện chuyên khoa xương khớp để bác sĩ có thể khám và tư vấn hỗ trợ điều trị kịp thời.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali, canxi như tôm, cá, cua…, các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1,B6,B2) giúp tăng cường lưu thông máu tới các bộ phận của cơ thể, giảm đau và phục hồi chức năng của dây thần kinh các cơ, khớp.


– Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn phải uống ít nhất 2l/nước để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể

– Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, thể dục thường xuyên nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe để cơ thể được khỏe mạnh

– Thư giãn tinh thần, thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Áp dụng một số bài thuốc dân gian an toàn và có hiệu quả trị bệnh nhức mỏi chân tay nhanh như: chườm lên chỗ đau lá ngải cứu đã được hơ nóng, ngâm chân bằng nước muối pha rượu gừng, sắc lá lốt phơi khô thay nước… Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa của từng người!

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Cách phát hiện cong vẹo cột sống

Vẹo cột sống có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Tại Việt Nam, vẹo cột sống là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng các bậc phụ huynh lại chậm trễ trong việc nhận biết bệnh. 


Có nhiều trường hơp năng khi được đưa đến bác sĩ thăm khám, cột sống của trẻ đã bị vẹo đến trên 100 độ, gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng tim, phổi. Nếu không điều trị sớm từ khi bệnh mới bắt đầu khởi phát, sẽ rất khó điều trị dứt điểm và thời gian chữa bệnh sẽ càng kéo dài thêm.

Như chúng ta đã biết, cột sống là bộ phận đặc biệt quan trọng của con người. Nó đóng vai trò như bộ khung nâng đỡ cơ thể, giúp con người có dáng đứng thẳng, bảo vệ tủy sống và những cơ quan nội tạng bên trong. Cong vẹo cột sống xuất hiện ở bé sơ sinh và trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do bẩm sinh và các bệnh lý liên quan đến tùy sống hay thần kinh cơ, do tập ngồi hay tập đi quá sớm hoặc tư thế trong học tập và làm việc không đúng. Trong đó có đến 75% trường hợp dị tật cột sống không rõ nguyên nhân

Cách phát hiện sớm bệnh vẹo cột sống:


Đối với trẻ khỏe mạnh bình thường, khi nhìn từ cổ xuống lưng và thắt lưng, bạn sẽ thấy cột sống thẳng hàng. Đồng thời khi nhìn ngang, cột sống hơi cong ở lưng và có độ ưỡn ở thắt lưng.

Tuy nhiên đối với trẻ bị vẹo cột sống, quan sát phía sau khi trẻ đứng thẳng sẽ thấy vai xệ một bên, lồng ngực nhô lên một bên, trong một số trường hợp vùng hông – thắt lưng nhô phía bên kia, cột sống lệch sang một bên, xương chậu và háng cao hơn bên kia. Khi cho trẻ cúi thắt lưng, nhìn từ phía sau bạn sẽ thấy rõ lồng ngực hay hông thắt lưng nhô lên về một phía.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng bệnh cong vẹo cột sống
Tùy từng mức độ nặng nhẹ của bệnh cong vẹo cột sống mà các biến chứng có thể khác nhau.


Dấu hiệu nhận biết bệnh vẹo cột sống:


Vẹo độ 1: cột sống đã lệch nhưng khó phát hiện bằng mắt thường. Ở cấp độ này chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

Vẹo độ 2: nhìn từ phía sau đã thấy hình dáng cong vẹo cột sống, thấy được gù xương sườn do đốt sống bị xoáy vặn. Ở cấp độ này, đã có ảnh hưởng nhẹ đến chức năng hô hấp.

Vẹo độ 3: đây là giai đoạn các dấu hiệu vẹo cột sống đã rõ ràng, có thể thấy rõ cột sống người bệnh bị vẹo sang một bên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp, làm biến dạng khung chậu, khớp háng, gây trở ngại cho việc sinh con sau này ở nữ giới.

Trong các trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đau do bắp thịt bị kéo căng, xương ngực bị biến dạng gây suy hô hấp mãn tính, tim phổi bị xê dịch vị trí, xương chậu bị quay lệch, chèn ép các cơ quan trong ổ bụng.

Chữa trị vẹo cột sống rất phức tạp và đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân, tùy thuộc vào mức độ cong vẹo và sự phát triển của cột sống mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Vì vậy các bậc phụ huynh nên thường xuyên để ý cột sống của trẻ, hướng dẫn tư thế đúng khi trẻ ngồi học,  nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Xem thêm: Cơn đau cổ tay

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Nguyên nhân đau cổ tay

Khi mà đôi tay liên lục hoạt động trong thời gian dài sẽ bị áp lực và quá tải, đây là nguyên nhân chính khiến các khớp bàn tay thường bị tổn thương, gây ra các cơn đau cổ tay khó chịu. Nếu không điều trị, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như hiệu suất công việc, khiến tinh thần người bệnh giảm sút.

Cấu trúc ống cổ tay


Ống cổ tay là đoạn cổ tay gồm tám xương cổ tay, tạo thành một vòng cung, và dây chằng ngang cổ tay kéo ngang qua đoạn cổ tay.

Bên trong ống cổ tay là chín đoạn dây chằng kéo xuống các ngón tay. Chạy ngang qua ống cổ tay còn có dây thần kinh trung tuyến (median) có kích thước bằng một cây bút chì chứa hàng ngàn dây thần kinh cảm giác đi tới các ngón tay. Trị đau cột sống bằng đông y http://coxuongkhoppcc.com/chua-dau-cot-song-bang-dong-y.html 

Dây thần kinh trung tuyến nằm ngay dưới dây chằng ngang và tiếp xúc trực tiếp với dây chằng khi cổ tay hoặc các ngón tay uốn cong hay duỗi thẳng.

Do đau cổ tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau nên nếu người bệnh chủ quan và tự ý mua thuốc về uống, có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao thì việc xác định chính xác nguyên nhân là yếu tố rất quan trọng.

Nhận biết nguyên nhân và triệu chứng đau cổ tay


Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay rất phổ biến ở giới văn phòng hoặc những đối tượng thường xuyên sử dụng máy vi tính, người chơi tennis, cầu lông, golf… Các thao tác gập và cong cổ tay thường xuyên sẽ gây ra các căng thẳng bất thường, khiến vùng khuỷu tay, vai, đặc biệt là cổ tay bị đau.

Người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ bị đau ở vùng khuỷu tay, vai và cổ tay. Sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay cũng có thể gây ra cơn đau, tê bì hay loạn cảm của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón nhẫn. Trong một số trường hợp, đau và tê bì có thể lan rộng lên đến toàn bộ bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay. Nếu không được điều trị kịp thời, bàn tay sẽ bị yếu đi, ảnh hưởng đến vận động và dễ làm rơi các đồ vật.


Hội chứng chèn ép đúp

Dây thần kinh đi tới tay bắt đầu từ cột sống cổ. Khi ở cổ xuất hiện sự sai khớp nhẹ sẽ chèn ép lên dây thần kinh tại nguồn (chỗ chèn ép thứ 1), từ đây sẽ ảnh hưởng lan xuống thần kinh cổ tay (chỗ chèn ép thứ 2). Tình trạng này được gọi là Hội Chứng Chèn Ép Đúp, người bệnh bị đau hai vị trí cùng lúc.

Chấn thương sụn và xương dưới sụn

Tổn thương sụn và xương dưới sụn có thể gây ra chứng đau cổ tay. Đây là tổn thương thường gặp trong bệnh lý thoái hóa khớp. Thoái hóa là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, tuy nhiên các thao tác cử động cổ tay lặp lại thường xuyên càng đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của khớp cổ tay.

Giai đoạn đầu sẽ rất khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ rệt, đến khi người bệnh bị đau nhức thì sụn khớp đã bị nứt vỡ hoặc phần xương dưới sụn đã bị xơ hóa, mọc gai,…

Hội chứng De Quervain

Đau khớp cổ tay còn có thể là dấu hiệu của hội chứng De Quervain. Tình trạng này xảy ra khi bao gân cơ dạng dài ngón cái và gân cơ duỗi ngắn ngón cái bị viêm. Đây là 2 gân quan trọng chi phối vận động của ngón cái. Phụ nữ làm việc nội trợ hay những đối tượng thường xuyên cầm, nắm, xoay, vặn cổ tay và ngón cái có nguy cơ cao mắc hội chứng De Quervain.

Người bệnh sẽ có cảm giác đau cổ tay, phần dưới cẳng tay, ngay trên ngón cái. Khi người bệnh hoạt động cổ tay thường xuyên sẽ khiến các tổn thương nặng hơn.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Xem thêm: Bệnh gai khớp gối